Niềng răng

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa. Đây được xem là phương pháp có thể khắc phục được mọi khuyết điểm của răng. Giúp cho chúng ta sở hữu được hàm răng đều đẹp và tự tin. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến việc niềng răng chỉnh nha.  

Niềng răng là gì? Lợi ích của việc niềng răng?

Niềng răng là gì? Chỉnh nha là gì?

Niềng răng chỉnh nha là một phương pháp điều chỉnh răng và khớp cắn để giúp bệnh nhân có được hàm răng đều đẹp. Nguyên tắc thực hiện phương pháp này là dựa trên sự chuyển dịch của răng cũng như sự thích nghi của xương hàm bằng các dụng cụ niềng răng. Dụng cụ niềng răng có thể là dây cung – mắc cài hoặc có thể là bộ khay niềng.

Khi răng bắt đầu dịch chuyển đến đâu thì xương hàm cũng sẽ có sự ổn định luôn đến đó. Sau khi niềng răng xong, răng của bạn vẫn chắc khoẻ và bình thường bởi không có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng cả.

Lợi ích của việc niềng răng mang lại

Khi niềng răng, bạn sẽ có được những lợi ích sau đây:

  • Khi niềng răng, hàm răng của bạn sẽ trở nên đều đặn, thẳng hàng và đúng vị trí hơn. Điều này giúp bạn tự tin hơn trong khi giao tiếp.
  • Với những người bị lệch khớp cắn, việc chỉnh nha sẽ làm cho áp lực quai hàm giảm xuống.
  • Quá trình ăn nhai được diễn ra dễ dàng hơn.

Độ tuổi niềng răng tốt nhất 

Độ tuổi niềng răng tốt nhất là 12 – 16 tuổi. Theo các chuyên gia thì trong vòng 2 năm kể từ khi bắt đầu dậy thì là thời điểm tốt nhất để chỉnh nha. Bởi vì thời điểm này cơ thể của con người đang phát triển, hệ xương hàm chưa cố định. Nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng và không mất nhiều thời gian hơn.

Giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn cho việc điều chỉnh răng móm, bị hô, răng mọc chen chúc. Và đặc biệt là hạn chế được việc nhổ bỏ răng. Xương hàm chưa ổn định nên việc tác động lựa mang lại hiệu quả rất cao, răng dịch chuyển nhanh chóng và mang lại hiệu quả như mong muốn nhất.

Có nên niềng răng không? Niềng răng bao lâu?

Có nên niềng răng không?

Hàm răng sẽ giúp chúng ta cười tự tin và tỏa sáng hơn. Khi có các khuyết điểm về răng, chúng ta sẽ rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Chính vì vậy, lựa chọn niềng răng là việc nên làm.

Niềng răng có thể giúp bạn khắc phục hết các khuyết điểm như răng lệch lạc, răng thưa, sai khớp cắn… Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng khác nhau. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn cho mình một loại phù hợp với chi phí, tính chất công việc cũng như nhu cầu của mình.

Niềng răng bao lâu?

Quá trình niềng răng diễn ra trong thời gian bao lâu cũng là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng răng bị sai lệch, sức khỏe răng miệng của bạn
  • Đội tuổi niềng răng là bao nhiêu?
  • Phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn
  • Chế độ chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị

Niềng răng một hàm có được không? 

Thông thường khi niềng răng thì sẽ kết hợp cả 2 hàm. Điều này đảm bảo được hiệu quả tối đa nhất và cũng đảm bảo cho khớp cắn được chuẩn. Nhưng, niềng răng một hàm có được không? Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm.

Với những người răng bị lộn xộn, bị thưa chỉ 1 hàm thôi thì việc niềng một hàm để tiết kiệm thời gian chi phí là rất hợp lý. Theo các chuyên gia nha khoa thì trường hợp dưới đây vẫn có thể áp dụng niềng răng một hàm. Và đương nhiên hiệu quả vẫn đảm bảo: Hàm răng chuẩn về khớp, răng hàm đồng đều, thẳng và chỉ có một số răng trên 1 hàm bị thưa hoặc không đồng đều.

Còn đối với các trường hợp khác, các nha sĩ vẫn khuyên nên niềng răng 2 hàm để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ mang lại là tốt nhất. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn niềng răng 2 hàm, đây là những lý do bạn nên làm như vậy:

  • Quá trình niềng răng không chỉ tác động đến răng mà còn tác động đến khuôn mặt để mang lại hàm răng phù hợp nhất. Chính vì vậy, khi niềng răng 2 hàm các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh xương hàm.
  • Với những người bị hô, móm do nguyên nhân lệch khớp cắn thì bắt buộc phải niềng răng cả 2 hàm.

Các loại mắc cài niềng răng phổ biến

Mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha truyền thống và phổ biến nhất. Loại niềng răng này sử dụng được hầu hết cho các khuyết điểm của răng, kể cả những khuyết điểm lớn.

Dòng mắc cài này có thể chịu lực kéo lớn, độ bền cũng cao. Chính vì vậy, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm vì nó sẽ không bị bưng vỡ trong quá trình thực hiện tăng lực hay siết. Chất liệu thường được lựa chọn là bạc, thép không gỉ hoặc có thể là vàng. Và được sử dụng các dây cung đàn hồi để giữ khung. Vì vậy, ban đầu lúc mới mang mắc cài này, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi khó chịu, cần phải làm quen dần.

Mắc cài sứ

Hiện nay, mắc cài sứ đang được khá nhiều ưa chuộng và lựa chọn thay thế mắc cài kim loại. Việc lắp và cấu trúc mắc cài cũng giống như loại mắc cài kim loại. Tuy nhiên, mắc cài sứ sẽ khó nhận ra được khi nhìn xa và nhìn kỹ thì mới nhận ra là bạn đáng sử dụng nó.

Dụng cụ mắc cài được làm bằng hợp kim gốm. Loại niềng răng này có màu trong suốt, không đổi màu nhưng vẫn có thể bị nhiễm màu ở các vùng quanh nó. Tuy nhiên lại có thể làm sạch dễ dàng mỗi lần đến nha khoa tái khám.

Mắc cài tự khóa

Loại mắc cài này khá mới tuy nhiên cũng đã có chỗ đứng trên thị trường bởi những tính năng vượt trội của nó. Mắc cài tự khoá có một cánh kim loại hoặc là một hệ thống nắp trượt để giữ dây và đậy trong mắc cài.

Dây sẽ trượt một cách tự do trong rãnh mắc cài. Mắc cài và dây cung được thiết kế tự động khiến khả năng bám dính tốt, giữ chặt dây cung cố định trong rãnh trượt. Đây chính là bộ phận để thay thế cho thun buộc giống như các loại mắc cài kia.

Mắc cài mặt lưỡi

Mắc cài mặt lưỡi hay còn gọi là mắc cài trong. Nó có quy tắc và cách hoạt động giống như mắc cài truyền thống nhưng chỉ khác  được dán ở mặt trong.

Chúng ta khó có thể phát hiện ra phần mắc cài vì nó được gắn ở mặt trong. Phương pháp này khá phù hợp với những người làm công việc đòi hỏi thẩm mỹ cao, giao tiếp nhiều. Do mắc cài ở mặt trong nên việc kiểm soát lực, tăng lực kéo ở các giai đoạn cần phải có kỹ thuật cao và tỉ mỉ. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần phải tìm địa chỉ nha khoa có uy tín, các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi.

Niềng răng không mắc cài Invisalign

Đây là phương pháp dùng máng nhựa để mang vào hàm. Như vậy, bệnh nhân có thể tháo ra để dễ dàng cho việc vệ sinh. Một số ưu điểm của phương pháp này như sau:

Những trường hợp nên niềng răng

Đối với những trường hợp nào thì thường sử dụng phương pháp niềng răng này. Dưới đây là các trường hợp được sử dụng:

  • Bệnh nhân có răng hô, móm, răng thưa, răng không đều…
  • Các trường hợp sai khớp cắn: cắn chéo, khớp cắn hở, cắn sâu., khớp cắn ngược…
  • Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân bị mất răng, răng bị mọc ngầm hoặc thiếu răng bẩm sinh cũng được chỉ định phương án điều trị là niềng răng.

Quy trình niềng răng tại Nha khoa Phú Cường

Tại nha khoa Phú Cường, quá trình niềng răng được diễn ra theo đúng kỹ thuật. Các bước thực hiện được diễn ra như sau:

Bước 1: Tiến hành thăm khám, chụp x-quang

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám tổng quan tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Tiếp đó, chụp x-quang nhằm xác định chi tiết được tình trạng khuyết điểm của răng và cấu trúc hàm.

Sau khi phân tích và xem xét xong, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và giai đoạn, thời gian cụ thể cho cả quá trình niềng răng. Và thời gian cũng một phần phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn cho bạn lựa chọn loại niềng răng, loại mắc cài phù hợp với bạn nhất.

Bước 2: Lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài phù hợp

Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tiến hành lấy dấu hàm. Việc lấy dấu hàm nhằm mục đích thiết kế mắc cài theo đúng khuôn miệng của bệnh nhân. Nha sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để lắp mắc cài với bệnh nhân.

Bước 3: Vệ sinh răng, lắp mắc cài

Lần tái khám thứ nhất, bác sĩ sẽ lắp mắc cài lên răng và nối dây cung giữa các mắc cái.

Bước 4: Tái khám, kiểm tra tình trạng răng và mắc cài

Tuỳ thuộc vào các loại mắc cài hoặc loại niềng răng khác nhau thì bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám với bệnh nhân. Khám răng và đến tái khám sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng răng, siết lực phù hợp.

Bước 5: Tháo niềng

Cuối cùng thì tháo niềng để hoàn thành quá trình niềng răng. Lúc này, răng của bạn đã đẹp được như mong muốn ban đầu

Địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội – Nha Khoa Phú Cường

Cơ sở 1: 56 Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 2: 130 Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 3: 119 Lê Lợi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở 4: Cổng sau chợ Quang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0966.082.292 – 0866.813.866 – 0865.888.108

Email: nhakhoaphucuong886@gmail.com

Những lưu ý khi niềng răng

Chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả niềng răng của bạn.

Chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Chải răng đúng cách và nhẹ nhàng
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng phù hợp: Sau mỗi lần ăn, bạn nên súc miệng để các vi khuẩn được loại bỏ sạch sẽ. Đồng thời thức ăn cũng không bị dính vào mắc cài.
  • Dùng chỉ nha khoa: Với những người đang niềng răng, việc sử dụng chỉ nha khoa hoàn toàn là cần thiết. Đánh răng không thể loại bỏ hết được những thức ăn còn sót lại, đặc biệt là thức ăn dính vào mắc cài. Chính vì vậy, sử dụng nha khoa là cách tốt nhất.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống sau niềng răng cần phải chú ý như sau:

  • Sau khi niềng răng, vào những tuần đầu tiên bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm hoặc dạng súp. Bởi vì răng bạn còn khá nhức và có cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, răng bạn cần có thời gian để thích nghi được với mắc cài, niềng răng trong miệng.
  • Không nhai kẹo cao su hoặc các loại kẹo quá dẻo: Bởi vì nó dễ bị mắc vào mắc cài khiến cho việc vệ sinh khó khăn và răng miệng cũng bị khó chịu theo.
  • Khi ăn trái cây nên cắt nhỏ hoặc là ép nước.
  • Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm, nước uống có nhiều đường.

Hy vọng, các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về niềng răng đã có thể giúp bạn hiểu được về phương pháp thẩm mỹ răng này. Từ đó lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp nhất.